Mối quan hệ với chính trị Kinh tế

Kinh tế quyết định chính trị

  • Kinh tế là nói đến yếu tố vật chất của xã hội còn chính trị là nói đến yếu tố tinh thần, tư tưởng của xã hội mà vật chất quyết định ý thức, nghĩa là kinh giữ vai trò quyết định đối với chính trị.
  • Kinh tế là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp và đối kháng giai cấp, là điều kiện cho sự ra đời các đảng chính trị trong đấu tranh giai cấp, quyết định sự xuất hiện và biến đổi cơ cấu giai cấp, kinh tế cũng là nguồn gốc cho sự xuất hiện Nhà nước.
  • Quyết định bản chất của chế độ chính trị. Giai cấp nào thống trị kinh tế, thì tất yếu sẽ nắm giữ quyền lực chính trị.
  • Quyết định nội dung, phương thức và phương hướng hoạt động của hệ thống chính trị.
  • Kinh tế, nhất là cơ sở hạ tầng biến đổi, sớm hay muộn sẽ dẫn tới biến đổi tư tưởng chính trị và thể chế chính trị.
  • Kinh tế là mục đích, chính trị là phương tiện. Kinh tế là thước đo tính ưu việt của chính trị.
  • Những mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tất cả những mâu thuẫn trong đời sống chính trị và tinh thần xã hội.

Tác động của chính trị đối với kinh tế

  • Chính trị được thể chế hóa thành cơ quan quyền lực nhà nước, thành bộ máy nhà nước nên nó cũng có được sức mạnh vật chất, sức mạnh kinh tế, do đó có thể tác động trở lại kinh tế.
  • Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là sự phản ánh nền kinh tế nhưng không phải phản ánh giản đơn mà phản ánh được bản chất của nền kinh tế, phản ánh khái quát các quy luật vận động của nền kinh tế xã hội nên có khả năng vượt trước, định hướng được cho sự phát triển kinh tế, chuẩn bị những tiền đề cần thiết về vật chất và tư tưởng cho sự ra đời của chế độ kinh tế mới.
  • Trong một số điều kiện nhất định chính trị có thể thay đổi trật tư kinh tế cũ, thiết lập trật tự kinh tế mới.
  • Chính trị có thể tác động trở lại kinh tế theo xu hướng cùng chiều quy luật kinh tế sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; và ngược chiều sẽ kìm hãm kinh tế phát triển.

Ý nghĩa

  • Vì kinh tế giữ vai trò quyết định nên mọi đường lối chủ trương đều phải xuất phát từ hiện thực khách quan, không được lấy chính trị áp đặt càng không đề ra đường lối chính  sách khi điều kiện kinh tế xã hội khách quan chưa chín muồi.
  • Vì chính trị có tác động to lớn nên cần phát huy tính tích cực của quần chúng trong công cuộc xây dựng xã hội mới, chú ý thực hiện tinh thần làm chủ, tự giác cho quần chúng, nhưng không được tuyệt đối hóa chính trị sẽ chủ quan duy ý chí.
  • Kinh tế quyết định nên đổi mới phải bắt đầu từ đổi mới kinh tế, đồng thời cần tiến hành từng bước đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế là cơ sở, nền tảng để đổi mới chính trị, còn đổi mới chính trị lại tạo môi trường, điều kiện và giữ vai trò định hướng cho đổi mới kinh tế.